Chú thích Hệ_Mặt_Trời

  1. ^ Việc viết hoa tên gọi là tùy biến. IAU, cơ quan chịu trách nhiệm đặt tên cho các thiên thể, nêu ra việc viết hoa tên gọi trong tiếng Anh của mọi thiên thể đơn lẻ (Solar System). Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn dùng chữ thường (solar system) – ví dụ trong Oxford English DictionaryMerriam-Webster's 11th Collegiate Dictionary
  2. ^ Xem Danh sách các vệ tinh tự nhiên, Vệ tinh tự nhiên#Trong Hệ Mặt Trờidanh sách hành tinh hệ Mặt Trời liệt kê các vệ tinh tự nhiên của sáu trong tám hành tinh và ba trong năm hành tinh lùn.
  3. ^ Khối lượng của Hệ Mặt Trời ngoại trừ Mặt Trời, Sao Mộc và Sao Thổ có thể xác định bằng cách cộng khối lượng của tất cả các thiên thể lớn nhất và các tính toán thô cho khối lượng của đám mây Oort (ước lượng gần 3 lần khối lượng Trái Đất),[127] vành đai Kuiper(khoảng gần 0,1 lần khối lượng Trái Đất)[74] và vành đai tiểu hành tinh (ước lượng bằng 0,0005 lần khối lượng Trái Đất)[55] kết quả thu được làm tròn lên, được ~37 lần khối lượng Trái Đất, hay 8,1% khối lượng các vật thể quay quanh Mặt Trời. Nếu trừ đi khối lượng của hai hành tinh khí Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương (~31 lần khối lượng Trái Đất), còn lại các vật thể và thiên thể đất đá ~6 lần khối lượng Trái Đất hay 1,3%.
  4. ^ Các nhà thiên văn đo khoảng cách trong Hệ Mặt Trời theo đơn vị thiên văn AU. Một AU bằng khoảng cách trung bình giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trời, hay 149.598.000 km. Sao Diêm Vương cách Mặt Trời 38 AU và Sao Mộc cách Mặt Trời 5,2 AU. Một năm ánh sáng bằng 63,24×103 AU.
  5. ^ Theo định nghĩa hiện tại, các thiên thể quay quanh Mặt Trời được phân loại theo đặc tính vật lý và động lực thành ba loại: hành tinh, hành tinh lùn và vật thể nhỏ trong Hệ Mặt Trời. Hành tinh là một thiên thể quay quanh Mặt Trời có khối lượng đủ lớn để nó có dạng cầuhút hết các vật thể nhỏ lân cận quanh nó. Theo định nghĩa này, Hệ Mặt Trời có tám hành tinh: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, và Sao Hải Vương. Sao Diêm Vương không thỏa mãn định nghĩa này, do nó không có quỹ đạo sạch so với các vật thể xung quanh trong vành đai Kuiper.[128] Hành tinh lùn là một thiên thể quay quanh Mặt Trời có khối lượng đủ lớn để nó có dạng hình cầu nhưng nó không có hấp dẫn đủ lớn để dọn sạch các vi hành tinh (planetesimal) xung quanh nó và những vi hành tinh này cũng không phải là vệ tinh của nó.[128] Theo định nghĩa này, Hệ Mặt Trời có năm hành tinh lùn: Ceres, Pluto, Haumea, Makemake, và Eris.[80] Các vật thể khác có thể được phân loại thành hành tinh lùn trong tương lai là Sedna, Orcus, và Quaoar.[129] Hành tinh lùn quay trên quỹ đạo thuộc vùng ngoài Sao Hải Vương được gọi là "plutoid".[130] Những vật thể còn lại quay quanh Mặt Trời là vật thể nhỏ trong Hệ Mặt Trời.[128]
  6. ^ Nếu ψ là góc giữa cực bắc hoàng đạocực bắc thiên hà thì: cos ⁡ ψ = cos ⁡ ( β g ) cos ⁡ ( β e ) cos ⁡ ( α g − α e ) + sin ⁡ ( β g ) sin ⁡ ( β e ) {\displaystyle \cos \psi =\cos(\beta _{g})\cos(\beta _{e})\cos(\alpha _{g}-\alpha _{e})+\sin(\beta _{g})\sin(\beta _{e})} ,Với β g = {\displaystyle \beta _{g}=} 27° 07′ 42,01″ và α g = {\displaystyle \alpha _{g}=} 12h 51m 26,282 là độ xích vĩ và độ xích kinh của cực bắc thiên hà,[131] trong đó β e = {\displaystyle \beta _{e}=} 66° 33′ 38.6″ và α e = {\displaystyle \alpha _{e}=} 18h 0m 00 là xích vĩ và xích kinh của cực bắc hoàng đạo. (Cả hai cặp tọa độ này lấy theo kỷ nguyên J2000.) Kết quả tính toán là 60,19°.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hệ_Mặt_Trời http://www.ras.ucalgary.ca/CGPS/press/aas00/pr/pr_... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/553008 http://my.execpc.com/~culp/space/timeline.html http://books.google.com/?id=2JuGDL144BEC&pg=PA66&d... http://hypertextbook.com/facts/2002/StacyLeong.sht... http://www.ingentaconnect.com/search/expand?pub=in... http://www.krysstal.com/solarsys_planets.html http://www.m-w.com/dictionary/solar%20system http://www.mikebrownsplanets.com/2011/08/free-dwar... http://www.physorg.com/news6734.html